Thứ Năm, 4 tháng 5, 2017

Không cho mà tự lấy là trộm cắp ắt sẽ gặp báo ứng

Mỗi tôn giáo đều có phương thức lí luận nhân quả của riêng mình, nội dung cũng không giống nhau. Luật nhân quả báo ứng được quan niệm khác nhau, thậm chí đang tồn tại sự khác biệt khác lớn. Phật giáo, đối với “nhân quả báo ứng“, có cái nhìn đầy đủ và thấu triệt, bài viết này theo lí luận của Lời Phật Dạy để làm căn cứ cho vấn đề nghiên cứu nhân quả.




Vậy thì chúng ta hãy tìm hiểu coi đạo Phật quan niệm thế nào là "trộm cắp".
Hòa thượng Thích Diễn Bồi dạy rằng: "Không cho mà tự lấy là trộm cắp."

Không cho mà tự lấy cũng có nhiều hình thức:

1 -- Cướp lấy: Là dùng sức mạnh mà đoạt tài vật của người khác một cách ngang nhiên, công khai, ngay trước mặt khổ chủ, mặc kệ những sự chống đối, van xin của họ.
2 -- Trộm lấy: Là tránh né sự có mặt của chủ món tài vật, hoặc là lựa lúc họ không chú ý, lén lút lấy đem đi.
3 -- Hăm dọa để đoạt lấy: Biết được ai đó có điều bí ẩn mà họ lại muốn giấu giếm, bèn hăm dọa để đòi họ phải đút lót cho mình tiền bạc hoặc món đồ mà mình muốn.
4 -- Lừa dối mà lấy: Là lợi dụng lòng tin của người mà lừa gạt người để lấy được món tài vật mà mình muốn.
5 -- Gian dối để lấy: Đôi khi người ta làm những việc nho nhỏ, tưởng là không đáng kể, nhưng lại phạm vào Giới trộm cắp, thí dụ như có người viết một lá thư quá dài, đương nhiên thư quá nặng, bưu phí phải tăng lên. Để bớt bưu phí, họ gói thư ấy cuốn vào giấy báo hoặc tạp chí gởi đi cho nhẹ tiền cước phí. Đó là chuyện rất bình thường, thấy như không có gì là tội lỗi.

Trộm cắp: Sẽ bị quả báo nghèo khổ, tài sản bị người khác chiếm đoạt… (Hễ tài vật hoặc đồ dùng của người khác,chưa được sự đồng ý của họ mà ta tự lấy dùng hoặc chiếm đoạt, đều thuộc trộm cắp).

Nguồn : thuvienhoasen.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét